De xem duoc noi dung, vui long cai dat Flash Player ver 8 tro len

Download Flash Player : http://www.adobe.com/go/gntray_dl_getflashplayer

Chủ nhật, 05/05/2024, 15:53 GMT+7
Khi bạn gặp bất kỳ một sự cố máy tính nào... Hãy liên hệ ngay Hotline: (08) 6650 1736. Trung tâm iNET CENTER với dịch vụ sữa chữa máy tính dành cho mọi đối tượng : Uy tín, Chất lượng, Giá sinh viên...
  Trang Chủ
  [iNET] Tin Tức
  Xã hội
  Pháp luật
  Thế giới
  Công nghệ
  Nhịp Sống Trẻ
  Làm đẹp
  Giải trí
  Thể thao
  Hôn nhân - Gia đình
  Tình yêu - Giới tính
  Âm nhạc
  Điện ảnh
  Thời trang
  Chuyện lạ
  Bói vui
  Cười 365 ngày

 Tiêu Điểm
Du học - trở về và… “hư hỏng”
Lại chuyện ảnh “nóng” của teen
Hệ luỵ từ "abc" trong công viên
Nữ sinh khỏa thân quyên tiền xây bệnh viện
Đông Nhi - Bất chợt mùa dịu dàng


De xem duoc noi dung, vui long cai dat Flash Player ver 8 tro len

Download Flash Player : http://www.adobe.com/go/gntray_dl_getflashplayer

  Nhịp Sống Trẻ
Khi nữ sinh đến hiệu cầm đồ
Cập nhật ngày: 26/10/2008, 10:59 GMT+7.
Cứ hết tiền là nghĩ đến chuyện cầm đồ và đây không còn là “đặc quyền” của cánh nam sinh vì nữ sinh vào hiệu cầm đồ cũng “chuyên nghiệp” chẳng kém!

Các cửa hiệu cầm đồ luôn tấp nập SV

Cái gì cũng cắm

Xe máy, xe đạp, giấy tờ tùy thân, đồ dùng học tập, đồ dùng sinh hoạt v.v.. đều là những thứ sinh viên đem đến hiệu cầm đồ. Đến chiếc máy vi tính thiết thân nhất với sinh viên thì lại là thứ bị sinh viên đem đi cắm nhiều nhất!

Cho nên, không lạ gì khi trong kho chứa đồ của các hiệu cầm đồ, CPU máy vi tính chồng lên nhau mấy hàng cao ngất, xe đạp chất lên tận nóc nhà, xe máy biển số quay vào trong dựng kín cả lối đi. Anh Nguyễn Quang Lộc, chủ một hiệu cầm đồ thuộc loại lâu năm và lớn nhất trên đường Láng cho biết: “Cái đống này được “thay máu” liên tục mà còn nhiều đến mức này đấy! Anh chỉ cho cắm  từ 3 đến10 ngày là cùng. Khách quen thì được gia hạn lâu hơn một chút”.

Khách quen”, theo giải thích của anh, là những sinh viên đã có thâm niên “làm ăn” với anh ít cũng từ 5, 6 lần trở lên.

Câu chuyện chưa dứt thì một SV trường Giao thông Vận tải bước vào, sốt sắng hỏi: “Ở đây có cầm USB không anh?”. “Ở đây cái gì chả cầm”. Nói rồi anh Lộc cầm cái USB 4G hãng Thinkpad, phát giá: “Cái này còn mới, giá hữu nghị là 50.000 đồng”. “Sao ít thế anh? Liệu có được 100.000 đồng không?”. Cái lắc đầu của anh Lộc dập tan hi vọng mong manh của cậu sinh viên nghèo. Thấy cậu lầm lũi bước ra cửa, anh Lộc nháy mắt với tôi: “Thế nào nó cũng tìm thêm được cái gì đó đến cắm!”

Quả không sai, chừng nửa tiếng sau, cậu chàng này lại xuất hiện với 1 cái USB nữa. 2 cái USB được cầm 100.000 đồng, đúng số tiền cậu đang cần.  Chủ hiệu cầm đồ tỏ ra thành thuộc khách hàng: Thằng này nó thiếu 100.000 đồng tiền nhà. 3 đêm nay rồi không dám mò về vì sợ nhìn mặt bà chủ nhà. Nó phải ngủ nhờ nhà bạn. Không vay mượn ai được, đành đi cắm đồ để tối còn có chỗ mà nương thân”.

Cậu sinh viên này vừa ra được một lúc thì có một cậu sinh viên trường Luật là  “khách quen” đến xin “cổn con xe” của mình (cắm xe, tiếng lóng của dân cầm đồ)”.  Anh Lộc xua tay: “Xin lỗi chú, anh chỉ nhận điện thoại, dây chuyền, đồng hồ đeo tay,... còn xe cộ thì không thể tải được nữa, chật quá rồi, mà anh cũng sắp hết vốn rồi!”.

Chủ hiệu cầm đồ Nguyễn Quang Lộc kể tiếp: “Có  một sinh viên trường Thương Mại ăn mì tôm suốt cả tuần liền, ruột xót quá, nó bèn  mang cái xe đạp cà tàng đi cắm với giá ... 20.000 đồng lấy tiền ăn bữa tối".

Làm nghề này được gần chục năm, anh nhớ nhất trường hợp cậu sinh viên trường Luật, cứ trung bình 1 tuần cắm 1 lần: “Tiền bố mẹ cho từ đầu tháng, nó nướng một phát vào lô rồi “treo mõm” cả tháng. Không cầm đồ thì lấy gì mà sống?”. Theo anh Lộc, hiệu cầm đồ “vào mùa” ở những thời điểm như sắp kết thúc học kì, mùa bóng đá, Tết nhất nhậu nhẹt vui chơi nhiều và đối tượng đến cầm đồ đông nhất chính là  sinh viên. 

Vì thế, các hiệu cầm đồ mọc lên như nấm sau mưa và ăn nên làm ra thấy rõ. Xung quanh các trường học, KTX, hiệu cầm đồ nhan nhản, nhất là ở khu vực nào có nhiều sinh viên nam thì hiệu cầm đồ càng nhiều. Cũng từ đây, các “đại bản doanh” cầm đồ của sinh viên được hình thành. Có thể kể đến một vài địa điểm nổi bật như đường Láng, phố “cầm đồ” Đặng Dung, khu Bạch Mai, Cổ Nhuế, Phùng Khoang, Lương Thế Vinh.

Sinh viên con nhà giàu ở tỉnh lẻ lên Hà Nội học thì chuyện cầm đồ như cơm bữa là đương nhiên. Sinh viên có gia đình ở ngay Hà Nội thì đành “mượn tạm” xe cộ, đồ dùng của bạn bè để mang đi cắm, rồi chuyển đồ của mình qua cho bạn sử dụng, khi nào bố mẹ hỏi đến vẫn có “hàng” trưng ra ngay! Chiếc xe Exciter biển 16 nằm trong hiệu cầm đồ của anh Lộc là một ví dụ. Chủ của nó là cậu sinh viên trường ĐHQGHN, nhà ở ngay khu cảng Cát Bi giàu có ở Hải Phòng. Tiền bố mẹ cho nhiều nhưng vì lô đề, ăn chơi ở vũ trường nên cái xe cứ bị rút ra rồi lại cắm vào bao lần, rồi bây giờ vẫn ngoan ngoãn nằm trong kho. “Nếu bố mẹ nó có hỏi đến, chúng nó bảo mất rồi thì cũng phải chịu!”, anh Lộc nói. 

Trần Văn Việt, SV ĐH Bách Khoa phân trần: “Tháng nào mình cũng hết tiền sớm. Bố mẹ cho 800.000 đồng. Mất 300.000 đồng tiền thuê nhà, 500.000 đồng còn lại phải chi bao nhiêu khoản như đi lại, tài liệu học hành, ăn uống...Có là thiên tài toán học cũng không thế chia chi ly cho đủ được! Nếu bố mẹ không kịp gửi tiền lên hoặc chưa kịp làm ra để mà gửi thì phải đến hiệu cầm đồ thôi. Dù sao thì cũng phải sống mà đã sống thì không thể không tiêu, học không thể không tốn kém, đến kì thi mà chưa đóng học phí, đố đứa nào ngồi im một chỗ?”, .

Việt đã 3 lần ôm máy tính đi cắm mà vẫn hồ hởi: “Mình may vẫn còn có đồ mà cắm, chứ có đứa bạn mình còn không có gì để mà cắm! Đợi  bố mẹ ở quê gửi tiền lên là mình sẽ rút máy ra ngay”! Việt cho biết thêm: “Ngay trong lớp học của mình, có đứa nợ đến 20 triệu đồng vì đánh lô. Nó cầm hết cả xe máy, điện thoại rồi mà vẫn chưa đủ. Bí quá, nó lừa cả bạn học, nói là mượn xe đi có việc rồi mang xe đi cắm. May mà hôm sau nó được con lô, nó chuộc con xe của bạn ra, còn đồ của nó vẫn đóng khố nằm trong kho”. 

Cầm đồ giá rẻ như bèo nhưng lãi thì “cắt cổ”

Hầu như giá cả khi cầm đồ đều do chủ hiệu cầm đồ định ra, sinh viên gần như không mặc cả gì được. Chiếc máy tính của Việt mang đi cắm được 1,5 triệu đồng, mức lãi là 9.000đồng/ngày. Thông thường, mấy món đồ có giá dưới 200.000 đồng thường bị  sinh viên “bỏ quên” luôn ở hiệu cầm đồ. Chỉ có cái gì đáng giá, như máy tính chẳng hạn, thì họ mới phải tìm cách chuộc lại.

Trong số những món hàng này, máy vi tính (để bàn hoặc xách tay), đến xe đạp, xe máy, điện thoại, lắc, dây chuyền, Iphone là phổ biến... vì dễ thanh toán nếu chủ không quay lại. Giá của chúng cũng rất rẻ: 1 chiếc xe đạp cầm đồ không thể cao hơn 100.000, điện thoại không quá 300.000 vì nhanh mất giá; giấy tờ xe máy, thẻ SV, chứng minh thư không quá 200.000. Nếu là giấy tờ cá nhân, thì chỉ có giấy tờ của SV khối Quân sự, An ninh mới có giá! 

Anh Lộc nói: “Đối với giấy tờ tùy thân của sinh viên khối Quân sự, An ninh thì có giá cao vì sống chết gì thì các sinh viên này cũng phải quay lại lấy. Thông thường, anh có thể trả cho một thẻ học viên sĩ quan đến 3 triệu đồng, gấp 10-15 lần các loại giấy tờ khác”.

Máy vi tính là thứ được Sv mang cầm đồ nhiều nhất

Theo thời giá chung hiện nay, nếu mức tiền cầm dưới 1 triệu đồng thì lãi suất sẽ là 5.000đồng/1 ngày. Nếu cầm trên 1 triệu đồng mức lãi sẽ lũy tiến thành 10.000đồng/triệu/ngày.

Ở khu vực đường Sông Nhuệ, ngay gần ĐH Mỏ - Địa chất và Học viện Tài chính. Số nhà 153, không treo biển, nhưng sinh viên đến “thăm hỏi” khá đông. Bà chủ nhà này cho sinh viên cầm đồ, vay tiền với mức lãi là 10.000đồng/triệu/ngày. Thủ tục khá đơn giản: Xuất trình thẻ sinh viên, sau khi xem xong thẻ bà chủ sẽ rà soát trong danh sách của mình xem sinh viên này đang ở trạng thái nào: Dừng học, tăng ca hay bình thường? Nếu bị dừng học hoặc tăng ca, bà sẽ lấy cả địa chỉ trên Chứng minh thư nhân dân rồi mới cho vay hoặc chấp nhận cầm cố.

Khu vực phía sau trường ĐH Kinh tế Quốc dân, mức lãi còn “khủng” hơn: 12.000 đồng/triệu/ngày. Thời gian cầm rất thoải mái vì với mức lãi cắt cổ như thế nếu không phải đã đến bước đường cùng thì chẳng ai tới làm gì.

Nữ sinh đến hiệu cầm đồ, có sao?

Suốt một buổi chiều ngồi ở hiệu cầm đồ của anh Nguyễn Quang Lộc, cuối cùng cũng “bắt” được hai cô gái xinh đẹp đến cầm đồ. Cô gái đầu tiên, khi đưa chứng minh thư, biết quê cô ở Phú Thọ, hỏi học ở đâu, cô thật thà: trường Mở.

Cô mang Laptop vào cắm. Hình như là lần đầu đi cắm, nên cô hơi ngượng ngập. Mặt cúi hơi thấp, mắt không dám nhìn thẳng, miệng thanh minh như thể đã làm gì sai trái: “Bạn trai em bảo em mượn tiền hộ để làm ăn vì thiếu vốn, 2 tháng sau sẽ trả lại. Nhưng bây giờ, nó cao chạy xa bay rồi, nó bắt em gánh nợ 5 triệu đồng. Em không còn cách nào khác!”. Cả chủ lẫn khách đều không bàn bạc gì nhiều ...

Anh Lộc xem máy Acer của cô xong, bảo để lại đây với giá 2 triệu đồng, mức lãi 7.000 đồng/ngày/triệu, cho cắm nửa tháng. Nếu kèm theo chứng minh thư nhân dân, thì anh trả 3 triệu đồng. Cô bé đồng ý  vì món nợ 5 triệu đồng đã dồn đuổi cô đến tận gót chân rồi!

2 tiếng sau, một kiều nữ nữa bước vào. Cô nàng này trông sexy, bốc lửa, và có vẻ bất cần đời. Cô chìa cái dây chuyền vàng của mình ra trước mặt anh Lộc, rồi chẳng cần anh hỏi, nói luôn: “Tối nay em không có tiền nhậu mà trót hẹn với đám “ma cà rồng” rồi! Anh đưa em triệu rưỡi. Tuần sau em lấy”. Khi thấy tôi nhìn chằm chằm, cô hất hàm hỏi: “Lạ lắm hay sao mà phải nhìn?!” Rồi sau khi làm thủ tục, cô nhanh nhẹn biến mất. 

Anh Lộc ngao ngán: “Lần đầu có đứa con gái vào cầm đồ, anh tưởng nó đùa anh. Hóa ra, nó cầm thật. Lần đó, nó cắm một cái máy ảnh Sony khá đẹp. Anh cũng hơi choáng. Càng về sau, các em nữ sinh vào cắm càng nhiều. Cái thời buổi đến lạ!”

( iNETCenter.Vn )
In bài viết Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài mới đăng :
» Bức thư cảm động của bé gái 8 tuổi về Ông già Noel (24/12/2014)
» Cuốn nhật ký bị lãng quên (19/12/2014)
» NỢ ANH LỜI XIN LỖI (19/12/2014)
» Nam sinh được nhận thẳng vào đại học Mỹ khi mới lớp 8 (16/12/2014)
» Nhật ký của một tay đua: Vòng cua sinh tử (22/12/2008)
» “Bộ ảnh nude đó là một bài tập của mình”  (22/12/2008)
» Hiểm họa trong roomchat - "Chat sex" (22/12/2008)
» Sài Thành đón một Noel lộng lẫy!  (22/12/2008)
» Thuốc độc trong “truyện tranh mát” (22/12/2008)
» Hội chứng 'chán như con gián' (19/12/2008)
» Bác sĩ là bạn đời lý tưởng (19/12/2008)
» Gần 500 cơ hội liên thông ở ĐH Hoa Sen (19/12/2008)
» Sinh viên chơi 'đỏ đen' mùa bóng lăn (19/12/2008)
» Khi hình ảnh teen bị vấy bẩn (19/12/2008)
» 'Đột nhập' một giờ thảo luận (19/12/2008)
» Đua đòi kiểu 'hơn người' (19/12/2008)
» "Hot boy" nơi công sở (19/12/2008)
» Du học - trở về và… “hư hỏng” (18/12/2008)
» Sinh viên xài “xế hộp” (18/12/2008)
» Lại chuyện ảnh “nóng” của teen (18/12/2008)

Các bài đã đăng :
» Những kiểu chat 'độc quyền' của teen (26/10/2008)
» Teen trong 'cơn bão' bi a (26/10/2008)
 


Đặt làm trang chủ Thêm vào Favorites TOP